-
- Tổng tiền thanh toán:
Chăm Sóc Răng Cho Cún
Chăm Sóc Răng Cho Cún
Cách đánh răng cho bé là việc thường xuyên hằng ngày để giúp bé có một hàm răng trắng muốt với hơi thở thom tho. Và bên cạnh đó giúp các bé tránh các mầm bệnh về răng miệng.
Cần chuẩn bị những gì?
- Bàn chải đánh răng:
Bạn có thể mua tại đây
Bạn không nên dùng bàn chải của người để đánh răng cho cún nhé. Bạn nên dùng bàn chải dành riêng cho cún vì bàn chải giành riêng cho cún sẽ có lông mềm hơn của người.
Bạn cần lựa chọn phù hợp với khoang miệng của cún . Hoặc bạn có thể dùng loại bàn chải lồng ngón tay . Loại bàn chải này giúp bạn có thể vừa đánh răng, vừa mát xa nướu cho cún.
- Kem đánh răng:
Kem đánh răng bạn không nên sử dụng kem đánh răng của người để đánh răng cho cún vì trong kem đánh răng của người có chứa Flour và các hóa chất khác có thể làm kích ứng dạ dày của cún và nôn mửa.
Với những bé chó dưới 6 tháng tuổi, bạn không nên dùng những loại kem chứa Fluor. Chúng có thể làm hại men răng của bé cún.
Có rất nhiều loại kem với nhiều mùi vị khác nhau. Hãy để bé thử và tìm ra mùi bé thích nhất nhé! Bạn có thể mua tại đây.
- Chọn thời điểm thích hợp:
Chọn thời điểm đánh răng cho cún cũng khá là quan trọng. Hãy chọn thời điểm bé vừa hoạt động vui chơi và quậy phá xong thời điểm lúc đó bé đã mệt và không có sức phản kháng lại bạn.
- Cách đánh răng chó cún :
Để cho bé làm quen với tay của bạn:
Mát xa mép,răng và nướu cho cun. Để cún yên ở 1 vị trí thoải mái, dùng các ngón tay mát xa chậm phần mép tầm 1 phút và bạn có thể làm như vậy hai lần mỗi ngày.
Tiếp theo mát xa răng và nướu như trên. Và hãy làm thường xuyên để bé có thể làm quen và cảm thấy thoải mái với việc này nhé.
- Cho bé làm quen với kem đánh răng và bàn chải:
Bé đã quen dần với mát xa tay của bạn, bạn bắt đầu cho bé nếm thử vị của kem đánh răng bằng cách cho một lượng nhỏ kem đánh răng vào tay cho bé nếm thử. Điều này giúp bạn biết bé có thích vị kem hay không và giúp chúng làm quen với kem.
Nếu chúng đã quen với vị kem, bạn hãy cho kem đánh răng vào đầu ngón tay và bắt đầu mát xa dọc theo răng và nướu.
Tiếp theo, bạn hãy cho kem ra bàn chải và đưa vào miệng của bé. Đừng nên đánh ngay nhé, mà hãy để chúng làm quen với việc có bàn chải trong miệng của mình.
- Cách chải răng :
Khi bé đã quen với bàn chải, hãy bắt đầu chải với 1 vài chiếc răng trước. Thông thường sẽ là răng nanh vì chúng dài nhất.
Nhẹ nhàng mở miệng chó ra và chải từ từ qua lại, cố gắng chải theo chiều dọc của răng và nướu.
Nếu bé có biểu hiện khó chịu, gầm gừ thì bạn nên vỗ về bé. Nếu bé vẫn tỏ ra hung dữ thì bạn hãy dừng việc chải răng lại và hãy tiếp tục vào lần sau nhé.
Sau khi đã chải xong bạn hãy khen thưởng chúng bằng bánh thưởng nhé. ( Bạn có thể mua bánh thưởng tại đây).
- Chải bề mặt ngoài của răng:
Hãy bắt đầu việc chải bề ngoài của răng tương tự như bước trên nhé. Chỉ khác là bạn sẽ chải hết tất cả các chiếc răng của bé. Nhưng bạn cũng nên ép mình có thể chải hết răng của bé trong 1 tuần đầu tiên nhé.Hãy để bé tập quen dần với việc chải răng.
- Chải bề mặt trong của răng:
Khi bé đã quen với việc đánh răng rồi bạn có thể chải toàn bộ bề mặt ngoài của răng thì bạn bắt đầu chải tới mặt trong của răng.
Hãy nhẹ nhàng giúp bé mở miệng ra và chải nhẹ nhàng. Cũng như những bước trên, bạn hãy chaỉ từ vị trí dễ dàng nhất, và dần dần tới những chỗ khó hơn.
Nếu chó chỉ cho bạn chải mặt ngoài hàm răng trên, đừng nản chí vì đó vẫn là phần răng quan trọng nhất trong việc phòng ngừa bệnh nha chu. Hãy kiên trì vì cuối cùng chó cũng sẽ cho bạn đánh hết hai hàm răng của chúng.
- Các cách đánh răng cho cún hiệu quả:
Cách đánh răng cho chó bằng việc sử dụng thức ăn khô. ( bạn có thể mua tại đây)
Thay vì cho bé của bạn ăn thức ăn đóng hộp, các loại thức ăn mềm thì bạn hãy cho chúng ăn hạt khô. Thức ăn khô sẽ hạn chế việc tích tụ các mảng bám trên răng.
Dùng xương hoặc đồ chơi ( bạn có thể mua tại đây)
Việc nhai xương và các loại đồ chơi giúp cho chó tiết nước bọt nhiều hơn. Qua đó sẽ làm giảm sự tích tụ mảng bám trên răng, đồng thời nó còn có tác dụng làm giảm stress cho các bé. Tuy nhiên đây chỉ là 1 giải phải ngắn hạn và không thể thay thế cho việc chải răng bé nhé.
Đặc biệt nên đưa bé đi khám bác sĩ thú y ngay nếu bé có các dấu hiệu như sau:
Hôi miệng
Nướu sưng đỏ, chảy máu.
Hay gãi mặt, miệng.
Chảy nước bọt nhiều.
Răng đổi màu.
Có nhiều cao răng.
Bệnh ho cũi chó.
Những chia sẻ trên mong bạn hãy làm tốt nhất có thể để việc đánh răng cho chó là những lần trải nghiệm thú vị, nhưng đừng ngần ngại liên lạc với bác sĩ nếu việc đánh răng cho chúng có vấn đề. Hãy nhớ rằng bạn càng chăm sóc cẩn thận răng của chó, chó càng khỏe mạnh hơn.